Googlebot là gì? Tất cả vấn đề liên quan Google bot mà bạn cần biết

Googlebot là gì? Googlebot là một chương trình máy tính của Google để thu thập dữ liệu web và thêm các trang vào chỉ mục. Trong bài viết này hãy cùng ABC Agency tìm hiểu rõ hơn về khái niệm Googlebot là gì, cách nó hoạt động và truy cập vào website của bạn.

 

Googlebot là gì?

Googlebot hay Web crawler, Spider là một trình thu thập thông tin, dữ liệu trên web thông qua các liên kết của Google để cập nhật và đề xuất những yếu tố nên được thêm vào chỉ mục cho công cụ tìm kiếm của Google.

Có hai loại trình thu thập dữ liệu khác nhau là: Googlebot Desktop (Trình thu thập dữ liệu trên máy tính) và Googlebot Smartphone (Trình thu thập dữ liệu trên thiết bị di động. Để đơn giản, chúng thường được gọi với tên gọi chung là Googlebot.

Google Bot là gì?
Google Bot là gì? Công cụ tìm kiếm Google là gì?

Googlebot hoạt động như thế nào?

Sau khi đã hiểu rõ khái niệm Googlebot là gì, trong phần tiếp theo này hãy cùng tìm hiểu về cách hoạt động của Googlebot.

Googlebot sử dụng sơ đồ trang web và cơ sở dữ liệu của các liên kết được phát hiện trong quá trình thu thập thông tin trước đó để xác định vị trí tiếp theo.

Trong quá trình khám phá, bất cứ khi nào Googlebot tìm thấy các liên kết mới trên một trang web, nó sẽ tự động thêm chúng vào danh sách các trang để truy cập tiếp theo. Nếu Googlebot tìm thấy các thay đổi trong các liên kết hoặc liên kết bị hỏng, nó sẽ ghi chú lại để cập nhật vào chỉ mục. Để đảm bảo Googlebot có thể lập chỉ mục chính xác cho website, cần thường xuyên kiểm tra khả năng thu thập dữ liệu của các bot này.

Google bot hoạt động như thế nào?
Google bot hoạt động như thế nào? Ảnh: Internet

Cách Googlebot truy cập vào website của bạn

Để tìm hiểu tần suất Googlebot truy cập website và những gì nó hoạt động tại đó, bạn có thể đi sâu vào các log files (tệp nhật ký) hoặc mở phần Crawl (Thu thập thông tin) của Google Search Console.

Với hầu hết trang web, trung bình Googlebot sẽ không truy cập trang web nhiều hơn một lần trong vài giây. Tuy nhiên, do vấn đề trễ mạng và một số yếu tố ngoại cảnh khác nên tốc độ truy cập trong những khoảng thời gian ngắn sẽ cao hơn một chút.

Nhìn chung, Googlebot thu thập dữ liệu qua HTTP/1.1. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 11 năm 2020, việc thu thập dữ liệu qua HTTP/2 vẫn sẽ được cho phép nếu trang hỗ trợ giao thức này. Việc này vừa có thể giúp tiết kiệm tài nguyên điện toán (ví dụ như CPU, RAM) cho website và Googlebot, vừa không ảnh hưởng đến việc lập chỉ mục hoặc xếp hạng website.

Cách Google bot truy cập vào website
Cách Google bot truy cập vào website. Ảnh: Internet

Chặn Googlebot truy cập vào website như thế nào?

Theo Google Developer, phương thức giữ bí mật một máy chủ web bằng cách không xuất bản các đường liên kết đến máy chủ đó hầu như không có hiệu quả. Nói một cách dễ hiểu, bất kể bạn làm gì thì Googlebot vẫn truy cập vào website của bạn bằng cách này hay cách khác.

Nếu một người dùng truy cập vào một máy chủ web theo một đường dẫn “bí mật” từ máy chủ khác, URL đó vẫn có thể xuất hiện trong log file của máy chủ đó. Tương tự, bất kỳ ai cố gắng truy cập những liên kết bị hỏng, lỗi thời hoặc phát hành một liên kết không chính xác đến website của bạn tất cả đều sẽ được Googlebot ghi lại.

Hướng dẫn xác minh Googlebot

Google không chia sẻ danh sách địa chỉ IP mà các Googlebot khác nhau sử dụng vì các địa chỉ này thường xuyên thay đổi. Để tìm hiểu xem một Googlebot thực sự có truy cập trang web của bạn hay không, bạn có thể thực hiện tra cứu DNS ngược đối với IP. Thông qua cách này, bạn có thể dễ dàng loại bỏ những trình thu thập dữ liệu khác giả mạo tác nhân người dùng mà Googlebot sử dụng. Đây là ví dụ về cách Google xác minh tính hợp lệ của Googlebot.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng robots.txt để xác định cách Googlebot truy cập vào website của mình. Tuy nhiên, nếu làm điều này sai cách, bạn có thể ngăn Googlebot xuất hiện hoàn toàn và hậu quả là đưa trang web của bạn ra khỏi chỉ mục.

Có bao nhiêu loại Googlebot?

Trên trang chính thức của Google Developer, hiện có khoảng 18 loại Googlebot phổ biến mà bạn có thể tìm thấy trong nhật ký liên kết giới thiệu.

Dưới đây là những Googlebot thường gặp nhất:

Các cách tối ưu hóa website để cải thiện tốc độ thu thập thông tin

Để cải thiện tốc độ thu thập thông tin của Googlebot, có thể áp dụng các kỹ thuật sau:

Kỹ thuật nhốt google bot

Kỹ thuật nhốt Googlebot khi làm SEO nghĩa là chúng ta giữ cho trình thu thập thông tin này ở lại website lâu hơn để nó thể tiếp cận nhiều nội dung hơn.

Trong bài viết: Luôn gắn link đến trang chủ, category chứa bài viết, sau đó mới đến từ khóa cần SEO.

Category: Không chồng chéo cấu trúc, bài viết liên quan đến category nào phải  thuộc về category đó, đặt thuộc tính rel = “nofollow” đối với category không có nội dung hỗ trợ cho việc làm SEO.

Giao diện (footer, header, sidebar): Hạn chế đặt nhiều link sát nhau và hiển thị liên tục giống nhau trong các khu vực này, nếu không sẽ bị Google đánh giá là spam.

Cài đặt các nút mạng xã hội

Các tín hiệu của các mạng xã hội như số lượng like, share, tweet,… là một trong những yếu tố quan trọng để lôi kéo Googlebot vào website của bạn. Do đó, hãy nhanh chóng share bài viết mới lên các trang mạng xã hội để thu hút Googlebot, tạo nguồn backlinks và visitor tự nhiên.

Trong các nút mạng xã hội thì Google Plus của Google là quan trọng nhất, việc có thêm lượt share, lượt tương tác +1 sẽ giúp lôi kéo Googlebot vào trang của bạn nhanh hơn.

Sử dụng Google Search Console

Google Console là một dịch vụ miễn phí mà Google cung cấp để giúp bạn theo dõi, duy trì và khắc phục sự cố liên quan đến sự hiện diện của website trong kết quả tìm kiếm của Google.

Với Google Search Console bạn sẽ được cung cấp đầy đủ công cụ và báo cáo cho các hành động sau:

  • Google có thể tìm và thu thập dữ liệu từ website của bạn
  • Các vấn đề liên quan đến lập chỉ mục và yêu cầu lập chỉ mục lại với nội dung mới hoặc nội dung cập nhật.
  • Báo cáo dữ liệu về lưu lượng truy cập từ Google Tìm kiếm đến website.
  • Khắc phục các vấn đề về AMP, mức độ thân thiện trên thiết bị di động và các tính năng khác trong Tìm kiếm.

Kỹ thuật Ping

Ping là viết tắt của từ Packet Internet Groper, là một công cụ dùng để kiểm tra kết nối của hai hay nhiều thiết bị trên 1 đường truyền, hoặc kiểm tra kết nối từ máy trạm tới máy chủ mà nó kết nối bằng cách đo tổng thời gian gửi và trả về của gói dữ liệu chuẩn.

Hiện nay có rất nhiều dịch vụ danh bạ website, khi có một website mới các dịch vụ này sẽ nhanh chóng lưu lại link của các website đó. Đây cũng là một yếu tố giúp Google phát hiện và lập chỉ mục website mới.

Khi website có sự thay đổi, việc Ping là cần thiết để gửi tín hiệu cho Google vào website và lưu nội dung mới.

Một số vấn đề với spammer và các user-agent

Googlebot và các bot search engine khác đều bị chịu ảnh hưởng bởi nội dung cấu hình trong tệp robots.txt, nhưng vẫn có những trường hợp như Report spam/paid links/malware.

Như đã đề cập ở trên, địa chỉ IP mà Googlebot sử dụng thay đổi liên tục và Google không chia sẻ những IP này nên cách tốt nhất để xác định kết nối đến Googlebot là sử dụng user-agent thông qua việc thực hiện tra cứu DNS ngược.

Kiểm tra file robots.txt bằng công cụ robots.txt tester tool

Sử dụng công cụ Trình kiểm tra robots.txt để kiểm tra xem liệu tệp robots.txt có chặn trình thu thập dữ liệu web của Google khỏi một số URL cụ thể trên trang web của bạn hay không.

Bạn có thể gửi URL đến công cụ Trình kiểm tra robots.txt, mục đích của việc này là để cập nhật lại robots.txt hiện tại.

Các bước kiểm tra tiệp robots.txt theo chia sẻ của Google

Kết luận

Một thay đổi nhỏ trên website cũng sẽ được phản ánh trong kết quả tìm kiếm, vì vậy bạn cần thường xuyên kiểm tra kỹ càng các trình thu thập dữ liệu này. Hy vọng những thông tin cơ bản và đầy đủ nhất về Googlebot là gì trong bài viết trên, sẽ hữu ích cho bạn trong hành trình “chinh phục” công cụ tìm kiếm Google.