Data Feed Là Gì? Tạo Nguồn Cấp Dữ Liệu Tải Lên Google Merchant

Data feed hay nguồn cấp dữ liệu là luồn nội dung mà bạn có thể cuộn qua được. Các dữ liệu nội dung sẽ xuất hiện dạng khối giống nhau, lần lượt và lặp lại. Nếu bạn quan tâm đến định dạng quảng cáo Google mua sắm, bạn cần phải biết và tạo trước nguồn cấp dữ liệu data feed, sau đó thì tải nguồn cấp này lên tài khoản Google Merchant.

1. DATA FEED LÀ GÌ ?

Data feed hay nguồn cấp dữ liệu chính là luồn nội dung mà bạn có thể cuộn qua được. Các dữ liệu nội dung sẽ xuất hiện dạng khối giống nhau và chúng cũng xuất hiện lần lượt và lặp lại.

Sau đây là những data feed mà các bạn có thể tự biên tập. Ví dụ như:

  • • Danh sách bài viết, các tin tức.
  • • Danh sách sản phẩm, dịch vụ.

Tổng hợp một số nguồn cấp dữ liệu được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo trên Google

Bao gồm:

  • • Data feed trên trang chủ (data feed tin tức).
  • • Data feed trên trang sản phẩm hay dịch vụ.
  • • Data feed với dữ liệu nằm theo chiều ngang trên trang.
  • • Data feed với dữ liệu chỉ văn bản.

2. ĐẶC TẢ THUỘC TÍNH DỮ LIỆU SẢN PHẨM

Với data feed sử dụng cho chiến dịch quảng cáo Google mua sắm, bạn cần sử dụng đến đặc tả dữ liệu sản phẩm trong nguồn cấp dữ liệu để định dạng lại tất cả thông tin sản phẩm muốn sử dụng cho các chiến dịch Google mua sắm.

Yêu cầu từ Google là nhà quảng cáo cần gửi dữ liệu về sản phẩm theo đúng  định dạng để quảng cáo đủ điều kiện hiển thị, mang đến cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng và thành công cho chiến dịch quảng cáo.

2.1 Danh sách định nghĩa

  • • Sản phẩm: Chính là sản phẩm thực tế mà khách hàng đang quan tâm và muốn tìm kiếm trên Google.
  • • Mặt hàng: Mặt hàng là từ dùng để chỉ đến sản phẩm sau khi được đưa vào nguồn cấp dữ liệu data feed là gì. Nguồn cấp dữ liệu data feed ở đây có thể là ở dạng văn bản, dạng XML hoặc dạng API. Trong nguồn cấp thì mỗi mặt hàng thông tin, thuộc tính về mặt hàng đó sẽ được nằm trên một dòng.
  • • Biến thể: Có nghĩa là mỗi sản phẩm có nhiều biến thế khác nhau, nếu sản phẩm có biến thể bạn có thể nhập vào nguồn cấp, nếu không có bạn có thể để trống trường này. Ví dụ một chiếc quần jean chắc chắn sẽ có nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau.

2.2 Danh sách thuộc tính

  • • Thuộc tính bắt buộc: Đây là các thuộc tính cần phải có trong cách tạo data feed. Nếu như bạn không gửi thuộc tính này trong nguồn cấp, điều này đồng nghĩa rằng sản phẩm quảng cáo sẽ không thể hiển thị trong quá trình phân phối người dùng.
  • • Thuộc tính phụ thuộc: Đây là các thuộc tính có thể có hoặc không và bạn có thể gửi hoặc không gửi dữ liệu này lên nguồn cấp, yêu cầu về thuộc tính này có thể thay đổi dựa vào quốc gia mà bạn muốn quảng cáo hiển thị.
  • • Thuộc tính tùy chọn: Đây là các thuộc tính không bắt nhưng mang đến hỗ trợ tích cực trong việc gia tăng hiệu suất quảng cáo, giúp quảng cáo có được tỷ lệ nhấp tốt hơn, tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

3. ĐẶC TẢ DỮ LIỆU SẢN PHẨM TRONG NGUỒN CẤP DATA FEED

3.1 Dữ liệu cơ bản

Những dữ liệu sản phẩm, nguồn cấp dữ liệu liên kết data feed và Google Merchant mà bạn cung cấp đó chính là nền tảng chính để Google có thể tạo quảng cáo Google Shopping, hiển thị sản phẩm đến với các khách hàng tiềm năng. Và bạn cũng cần phải đảm bảo rằng những dữ liệu sản phẩm mà bạn gửi lên nguồn cấp phải có chất lượng tương đương với những thông tin sản phẩm mà bạn gửi đến khách hàng.

3.2 Giá và tình trạng

Đây là 2 thuộc tính để bạn cho Google biết về giá cũng như trình trạng còn hàng sản phẩm mình đang kinh doanh. 2 thông tin này sẽ xuất hiện trên mẫu quảng cáo và cung cấp thêm các thông tin về sản phẩm cho khách hàng. Đối với 2 đặc tả thuộc tính sản phẩm này nếu như các bạn thường xuyên có sự thay đổi thông tin thì hãy cho Google biết về sự thay đổi này để đảm bảo rằng quảng cáo sẽ hiển thị sản phẩm với những thông tin chính xác nhất.

3.3 Danh mục sản phẩm

Những thuộc tính về danh mục sản phẩm mang đến hỗ trợ đó chính là chúng giúp cho Google hiểu rõ hơn về các mặt hàng, sản phẩm mà bạn đang muốn bán, qua đó có thể mang đến kết nối giúp cho sản phẩm có thể kết nối được với các khách hàng tiềm năng nhất.

Đây là các thuộc tính cần thiết trong hướng dẫn cách tạo file data feed mà bạn cần sử dụng. Không chỉ hỗ trợ cho chiến dịch quảng cáo google shopping  mà song song với đó thì với việc cài đặt các thuộc tính này trong data feed là gì bạn còn có thể sử dụng chúng để phân loại sản phẩm hỗ trợ cho chiến dịch quảng cáo Adwords.

3.4 Nhận dạng sản phẩm

Đây là các thuộc tính được sử dụng để cung cấp số nhận dạng cho từng sản phẩm nhằm mục tiêu xác định chính xác sản phẩm mà bạn đang kinh doanh, quảng cáo trên trang thương mại toàn cầu.

Việc sử dụng số nhận dạng sản phẩm giúp Google hiểu hơn về các sản phẩm mà bạn đang kinh doanh quảng cáo, khi đã hiểu hơn về sản phẩm mà bạn đang bán, Google sẽ có những biện pháp để giúp bạn gia tăng hiệu suất quảng cáo thông qua việc hiển thị thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.

Thêm vào đó và việc phân phối quảng cáo đến những khách hàng tiềm năng thực sự, phân phối quảng cáo một cách phù hợp dựa trên nguồn dữ liệu data feed là gì.

3.5 Mô tả sản phẩm

Trong cách tạo data feed thì đặc tả thuộc tính mô tả sản phẩm cũng sẽ là một phần dữ liệu không thể thiếu mà bạn cần phải cung cấp. Với thuộc tính sản phẩm này bạn có thể gửi nhiều hơn các thông tin chi tiết về sản phẩm đến với các khách hàng tiềm năng, những người có nhu cầu và tìm kiếm thông tin với sản phẩm mà bạn đang kinh doanh.

Thêm nữa với thuộc tính này quảng cáo cũng sẽ hiển thị một cách chính xác hơn, kiểm soát khả năng hiển thị quảng cáo tốt hơn nếu như quảng cáo có xuất hiện những biến thể.

Việc cung cấp thuộc tính mô tả chi tiết sản phẩm mang đến cho người dùng thêm sự lựa chọn đó chính là lọc kết quả một cách chính xác hơn thông qua việc thực hiện truy vấn tìm kiếm với các từ khóa cụ thể.

Trong hướng dẫn cách tạo file data feed thì đây có lẽ là một thuộc tính quan trọng bởi nó quyết định nhiều đến khả năng hiển thị quảng cáo bởi Google sẽ làm phép so sánh sự liên quan giữa từ khóa tìm kiếm và dữ liệu trong nguồn cấp để hiển thị quảng cáo.

3.6 Thông tin vận chuyển

Sử dụng thuộc tính này trong nguồn cấp dữ liệu trong liên kết data feed và Google Merchant mang đến cho bạn thêm khả năng cài đặt về thông tin vận chuyển bên trong nguồn cấp, điều này giúp bạn có thể tính toán và hiển thị chính xác phí vận chuyển trên mẫu quảng cáo.

Không ít khách hàng họ đang dựa vào thông tin về phí vận chuyển để xác định có mua sản phẩm từ cửa hàng hay không, chính vì vậy, trong cách tạo data feed các bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin vận chuyển để dễ dàng thuyết phục các khách hàng hơn.

3.7 Thuộc tính thuế

Với thuộc tính này bạn có thể cài đặt trong data feed là gì để tính toán chính xác khoản chi phí thuế dành cho các sản phẩm mình đang kinh doanh, quảng cáo.

4. CÁCH TẠO NGUỒN CẤP DỮ LIỆU DATA FEED

4.1 Thực hiện thủ công

Tiến hành nhập dữ liệu sản phẩm vào file hoặc nhập trên Google Sheet với form tiêu chuẩn được Google cung cấp.

4.3 Sử dụng công cụ hỗ trợ

Bạn có thể tìm hiểu và sử dụng plugin, ứng dụng hay các dịc vụ hỗ trợ lấy thông tin khách hàng từ website, sau đó là định dạng lại dữ liệu và đưa dữ liệu này lên nguồn cấp.

Với 2 phương án này nếu như bạn chỉ có ít sản phẩm có thể thực hiện cách thứ nhất, chính là nhập dữ liệu một cách thủ công. Tuy nhiên nếu như bạn muốn quảng cáo cho hàng trăm, hàng ngàn các sản phẩm khác nhau thì phương án nhập dữ liệu thủ công là không khả thi, chưa kể bạn có thể cần chỉnh sửa đến các thông tin trong quá trình sử dụng.

Hiện tại với cả 2 hướng dẫn tạo file data feed ở trên thì dù với cách nào đi nữa bạn cũng cần phải đảm bảo được rằng các dữ liệu gốc trên website sẽ cần phải chuẩn và cũng cần phải được tối ưu háo để đủ điều kiện chạy quảng cáo Google mua sắm.

Khi tạo nguồn cấp nếu như bạn không đảm bảo được thông tin đầy đủ và chính xác trên nguồn cấp thì rất có thể nguồn cấp sẽ bị từ chối, không thể chạy quảng cáo hay nếu có thể chạy quảng cáo sẽ không tiếp cận được các khách hàng tiềm năng nhất, điều này dẫn đến tình trạng xuất hiện nhiều hơn những lượt nhấp không liên quan làm hao phí ngân sách quảng cáo đáng tiếc.

5. THIẾT LẬP DATA FEED

Như bạn đã biết, có 2 cách để bạn có thể chọn để tạo nguồn cấp phục vụ cho chiến dịch Google mua sắm, bao gồm cách thủ công sử dụng file text, excel hay Google trang tính, với cách tự động bạn có thể sử dụng các tiện ích mở rộng hỗ trợ

Với cách làm thủ công bạn có thể sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn, với cách làm tự động các bạn sẽ được hỗ trợ tối đa, tiết kiệm được thời gian cũng như nguồn lực, cách tạo data feed sẽ mang đến sự thuận lợi hơn rất nhiều nếu như các bạn có nhiều sản phẩm.

Lưu ý là với hướng dẫn tạo file data feed tự động bạn đừng nghĩ mình không cần làm gì cả mà các bạn cần trải qua một số bước thiết lập, cài đặt ban đầu để các dữ liệu sản phẩm trên website có thể được đồng bộ nhanh chóng với nguồn cấp.

Với việc sử dụng tiện ích mở rộng, những ứng dụng này sẽ tự động truy cập và lấy dữ liệu một cách hoàn toàn tự động. Thế nên yêu cầu bạn cần phải tối ưu các thông tin sản phẩm trên website để đảm bảo rằng dữ liệu khi lấy lên nguồn cấp sẽ được tối ưu hóa một cách hoàn hảo và đảm bảo được chất lượng

• Bước 1: Cài đặt Google Shopping từ link sau http://bit.ly/2JsWBZs.

• Bước 2: Truy cập trang quản trị ứng dụng Google Shopping.

• Bước 3: Chọn vào danh mục sản phẩm muốn đồng bộ lên nguồn cấp.

• Bước 4: Chọn danh mục sản phẩm từ Google liên quan nhất, nhấp Tạo liên kết.

• Bước 5: Đi đến tab Google product Feed và sao chép đường dẫn.

• Bước 6: Đăng nhập vào tài khoản Google Merchant và tạo mới nguồn cấp dữ liệu bằng cách dán liên kết các bạn vừa sao chép vào nguồn cấp

 Bước 7: Thao tác kết nối thành công, lúc này Google Merchant sẽ tự động cập nhập, lấy dữ liệu nguồn cấp hàng ngày phục vụ quảng cáo.

Đó chính là tổng hợp bước thiết lập, tạo nguồn cấp dữ liệu phục vụ cho chiến dịch quảng cáo Google mua sắm, bạn có thể tham khảo và nếu cần sự hỗ trợ có thể liên hệ ngay với Quảng Cáo Siêu Tốc.

6. CÁCH TỐI ƯU NGUỒN CẤP DATA FEED

6.1 Tiêu đề sản phẩm

Các bạn có thể tối ưu phần tiêu đề sản phẩm trong hướng dẫn cách tạo file data feed như sau:

• Tiêu đề nên chứa từ khóa chính: Từ khóa chính ở đây chính là từ mà bạn nghĩ rằng khách hàng họ sẽ tìm kiếm khi có nhu cầu đối với sản phẩm mà bạn đang kinh doanh.

• Chứa tên sản phẩm:  Có thể lồng ghép tên sản phẩm với từ khóa chính.

• Chứa các thông tin như thương hiệu, kích cỡ, giới tính hay màu sắc.

• Hiển thị các thông tin quan trọng ở trước trong phần tiêu đề sản phẩm.

• Hiển thị các thông số kỹ thuật dành cho sản phẩm nếu có.

• Tuân thủ quy tắc giới hạn 70 ký tự cho phần tiêu đề sản phẩm trong Google Shopping.

Bạn cũng không nên:

• Cố tình nhồi nhét từ khóa trong phần tiêu đề.

• Cố tình chèn nội dung quảng cáo mang tính chất kêu gọi.

• Đặt tiêu đề sản phẩm không rõ thông tin và quá chung chung.

• In hoa phần tiêu đề sản phẩm.

6.2 Mô tả sản phẩm

• Mô tả đầy đủ và đúng về thông tin sản phẩm.

• Thêm từ khóa vào phần mô tả để Google đọc hiểu và biết bạn đang kinh doanh quảng cáo cho các sản phẩm như thế nào.

• Thông tin quan trọng nên được đặt ở trước.

Ngoài ra các bạn cũng không nên:

• Cố tình chèn các từ khóa.

• Mô tả sản phẩm quá dài, quá phóng đại.

6.3 Danh mục sản phẩm

Để tìm hiểu kỹ hơn về cách tạo data feed cũng như là data feed liên kết Google Merchant bạn nên tải về và tìm hiểu các danh mục từ Google, sau đó là hiểu được cách phân loại cũng như là lựa chọn danh mục phù hợp nhất cho các sản phẩm

• Xác định danh mục phù hợp dành cho các sản phẩm mà mình đang muốn quảng cáo.

• Chọn danh mục sản phẩm trên Google cho cùng lúc nhiều sản phẩm khác nhau.

• Chọn danh mục gần, sát nhất với sản phẩm nếu như bạn không tìm thấy một danh mục sản phẩm nào thực sự phù hợp.

6.4. Loại sản phẩm

• Bạn sẽ phân loại cho các sản phẩm bằng cách sử dụng liên kết đến danh mục trên trang web.

• Bổ sung thêm các mô tả cần thiết dành cho sản phẩm.

6.5 Hình ảnh sản phẩm

• Sản phẩm cần phải được hiển thị một cách đầy đủ trong khung hình thu nhỏ khi quảng cáo hiển thị.

• Nên sử dụng nền trang cho phần hình ảnh này, tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng tông nền khác phù hợp nếu như điều đó là tốt.

• Hình ảnh không được chứa nội dung văn bản, chứa logo hay watermark.

• Hình ảnh cần phải thuyết phục được khách hàng, tức phải đẹp và chân thực.

6.6. Giá sản phẩm

Có sẽ 2 trường hợp:

Nếu như bạn đang kinh doanh với các sản phẩm có mức cạnh tranh cao, tức có nhiều đơn vị cùng quảng cáo mua sắm với sản phẩm này, điều này sẽ khiến cho phần giá sản phẩm trong nguồn cấp data feed là gì đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp quảng cáo có được nhấp chuột và các quyết định mua hàng được tạo ra. Với trường hợp này nếu như bạn không đưa ra được một mức giá phù hợp cho các sản phẩm của mình các bạn hoàn toàn có thể hao phí ngân sách quảng cáo mà không tìm thấy được những đơn hàng cụ thể.

Còn đối với trường hợp bạn đang kinh doanh, quảng cáo cho các sản phẩm thực sự độc đáo, chưa được phổ biến trên thị trường thì giá bán sản phẩm không phải là một vấn đề quá quan trọng. Thực tế bạn hoàn toàn có thể bán các sản phẩm với mức giá cao và vẫn sẽ bán được  sản phẩm nếu như quảng cáo tiếp cận đúng khách hàng thực sự có nhu cầu và thông tin sản phẩm mà bạn cung cấp.

6.7 Thương hiệu

Trước khi data feed liên kết với Google Merchant thì trong nguồn cấp dữ liệu thuộc tính thương hiệu sản phẩm cũng nên được tối ưu để quảng cáo có được hiệu suất cao nhất. Thuộc tính thương hiệu sản phẩm đang là một trường không thể thiếu trong data feed, khi bạn đang kinh doanh các sản phẩm thì dù sản phẩm với thương hiệu nổi tiếng hay một thương hiệu nhỏ thông tin này cần được cung cấp cho Google.

Đối với hướng dẫn tạo file data feed, thông tin thương hiệu sản phẩm đang góp phần giúp gia tăng cơ hội hiển thị sản phẩm quảng cáo với các truy vấn tìm kiếm tên thương hiệu, điều này cũng tạo ra một tỷ lệ chuyển đổi cao cho các chiến dịch quảng cáo.

6.8 Mã sản phẩm MNP và GTIN

Mã vạch sản phẩm đóng vai trò giúp quảng cáo ít bị từ chối hơn bởi Google dễ dàng xác định được định danh sản phẩm. Đây là trường thuộc tính mà Google không bắt buộc, có thể có hoặc không nhưng nên nhớ rằng nguồn cấp data feed càng đầy đủ thông tin quảng cáo sẽ càng hiển thị tốt hơn, đó là lý do mà nếu như có mã vạch sản phẩm bạn thì nên bổ sung thông tin này trong cách tạo data feed là gì ngay khi bắt đầu chiến dịch Google Shopping.

6.9 Thuộc tính bắt buộc khác

• ID sản phẩm: Mỗi sản phẩm sẽ có một ID duy nhất, ID có thể bao gồm chữ và số, chứa tối da 50 ký tự, thêm nữa là lưu ý rằng bạn không nên thay đổi ID sản phẩm trong quá trình chạy chiến dịch quảng cáo Google mua sắm bởi điều đó có thể dẫn đến việc quảng cáo bị lỗi trong quá trình chạy.

• Quản lý kho hàng: Bạn có thể thiết lập trạng thái còn hàng, hết hàng hoặc là đặt trước dành cho các sản phẩm. Hãy nhớ rằng bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng kho hàng để hạn chế tối đa sự sai lệch dữ liệu trong cách tạo data feed với thông tin trên website, sự sai lệch dữ liệu này có thể khiến cho quảng cáo bạn có thể bị tạm ngưng bất cứ lúc nào.

• Tình trạng sản phẩm: Cũ hoặc mới và đây cũng là trường bắt buộc.

6.10 Phần các nhãn tùy chỉnh

Nhãn tùy chỉnh cũng là một phần dữ liệu trong nguồn cấp data feed, thực tế nhãn tùy chỉnh này không đóng vai trò trong việc giúp quảng cáo hiển thị tốt hơn nhưng nó lại có ý nghĩa giúp cho bạn tối ưu được khoản chi phí quảng cáo Google Shopping,

Tác dụng của nhãn tùy chỉnh về sau đó chính là khi bạn đánh giá được hiệu quả quảng cáo của từng sản phẩm bạn có thể chia nhóm sản phẩm, đặt lại giá thầu ưu tiên, gắn nhãn tùy chỉnh hiệu quả cho các sản phẩm. Khi đó nhãn tùy chỉnh có thể giúp bạn quản lý, triển khai chiến dịch quảng cáo tốt.

KẾT LUẬN

Khi chạy Google Shopping, yêu cầu bạn cần phải tải dữ liệu sản phẩm lên Google Merchant Center. Tất nhiên, trước đó bạn cần tạo nguồn cấp dữ liệu data feed để gửi gữ liệu vào. Thông tin về nguồn cấp dữ liệu data feed là gì ? Cách tạo, cách tối ưu như thế nào ? . . . đã được Quảng Cáo Siêu Tốc tổng hợp trong bài viết.

.